CÁC MỐI ĐE DOẠ SỨC KHOẺ TOÀN CẦU
1. Thiếu dinh dưỡng đối với sức khỏe
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe của con người. Một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp.
Theo thống kê, tại Hoa Kỳ có khoảng 1/3 số người trưởng thành (33,8%) và khoảng 17% trẻ em ở độ tuổi từ 2- 19 bị mắc bệnh béo phì do thói quen ăn uống không lành mạnh.
Ngay cả những người khỏe mạnh, nếu áp dụng chế độ ăn uống kém khoa học trong một thời gian dài sẽ gặp phải các rủi ro lớn về sức khỏe, như bệnh tật và thậm chí là tử vong. Những rủi ro này bao gồm bệnh tim, huyết áp cao, loãng xương, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.
Đặc biệt, các yếu tố nguy cơ của những căn bệnh mãn tính ở người trưởng thành, như bệnh lý cao huyết áp hay tiểu đường ngày càng xuất hiện nhiều ở lớp trẻ. Có lẽ, đây chính là kết quả của những thói quen ăn uống vô bổ.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cầu nối cho một cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp làm giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Đây là điều vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Bằng cách lựa chọn thực phẩm thông minh và thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai và năng động.
2. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu
Mỗi ngày chúng ta hít phải không khí bị ô nhiễm này. Các chất gây ô nhiễm vi mô/siêu mịn trong không khí có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não, là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm do mắc các bệnh lý như : ung thư, đột quỵ, tim và phổi. Khoảng 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có tỷ lệ phát thải khí cao từ các ngành công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và việc sử dụng nhiều bếp lò cũng như nhiên liệu bẩn tại gia đình.
Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, đe dọa tới sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau
3. Các bệnh không lây nhiễm
Các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, ung thư và tim mạch là nguyên nhân gây ra trên 70% số ca tử vong trên thế giới, tương đương 41 triệu người, trong đó có tới 15 triệu người chết sớm trong độ tuổi từ 30 tới 69.
Hơn 85% số ca tử vong sớm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Năm yếu tố nguy cơ chính gây nên sự gia tăng các bệnh lý này gồm: hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, uống rượu bia ở mức có hại, chế độ ăn không lành mạnh và ô nhiễm không khí. Các yếu tố nguy cơ này cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần, vốn có thể có mầm mống khi còn trẻ tuổi: Một nửa trong số bệnh nhân mắc bệnh lý tâm thần khởi phát trước tuổi 14, tuy vậy phần lớn các ca bệnh này đều không được phát hiện hoặc điều trị. Tự sát là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở lứa tuổi 15 – 19
3. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu kém
Chăm sóc sức khỏe ban đầu thường là nơi đầu tiên người dân tiếp xúc với hệ thống y tế. Lý tưởng nhất là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện, chi phí hợp lý và hướng tới cộng đồng trong suốt cuộc đời.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu y tế trong suốt cuộc đời của một người. Cần phải có hệ thống y tế với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt nhằm đạt được mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều quốc gia vẫn chưa có đủ cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Vấn đề này có thể là do các nước có thu nhập thấp và trung bình không có đủ nguồn lực nhưng cũng có thể các nước này chỉ tập trung vào từng chương trình phòng chống bệnh riêng trong suốt nhiều thập kỉ.
Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nhằm khôi phục lại và tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở các quốc gia,
Nhận xét
Đăng nhận xét